7 bước triển khai marketing phòng khám hiệu quả

Để triển khai marketing phòng khám hiệu quả trong thời điểm công nghệ 4.0 như hiện nay thì bạn sẽ cần gì, làm gì? Đó là câu hỏi mình hay nhận được từ các bác sĩ, phòng khám, phòng nha, nhà thuốc và cấp quản lý các bệnh viện đa khoa tư nhân.

Việc đưa ra những chiến lược marketing phòng khám hiệu quả, không chỉ giúp bạn tăng thương hiệu phòng khám và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó giúp lượng bệnh ổn và gia tăng doanh số cho phòng khám.

Tuy nhiên, không phải phòng khám, cơ sở y tế nào cũng thực hiện tốt công việc này. Với hơn 8 năm kinh nghiệm và đã triển khai cho hơn 15 phòng khám, Marketing y tế xin chia sẻ 7 bước để giúp các bác sĩ, chủ cơ sở y tế dễ dàng triển khai những chiến lược marketing phòng khám hiệu quả nhất qua bài viết sau.

1. Nghiên cứu thị trường khách hàng là mấu chốt quan trọng khi triển khai marketing cho phòng khám

Với những kế hoạch Marketing nói chung, không chỉ riêng cho phòng khám, cơ sở y tế mà các chủ doanh nghiệp, ngành dịch vụ khác đều cần phải xác định rõ 2 mục tiêu cơ bản: 

– Mục tiêu về tài chính + khách hàng: Hai mục tiêu này có mối quan hệ với nhau vì “nếu không có bệnh nhân đến khám thì bạn chắc chắn không thể có doanh thu”.

– Mục tiêu về thị trường: cụ thể là đối tượng khách hàng tiềm năng của phòng khám. Mỗi phòng khám, bệnh viện, cơ sở y tế tùy theo dịch vụ sẽ hướng đến khách hàng khác nhau. Vì vậy, các chủ phòng khám cần xác định rõ mục tiêu khách hàng chính là ai và có phân khúc rõ ràng trước khi bắt đầu mở phòng khám.

Ví dụ: Một phòng khám về Nhi thì bạn không thể chọn tất cả các dịch vụ về trẻ em để triển khai, cần tập trung dịch vụ chính, thế mạnh trong ngành, thương hiệu cá nhân / brandname bác sĩ và chọn phân khúc phù hợp: bình dân hay cao cấp.

Muốn thành công thì bước đầu cần xác định và tìm ra khách hàng mục tiêu. Những vấn đề liên quan đến khách hàng đều cần nghiên cứu kỹ như: Nhu cầu của họ là gì? Mức thu nhập trung bình tại khu vực lân cận phòng khám là bao nhiêu? Điều gì thu hút đến phòng khám của bạn? Từ đó chúng ta mới đánh giá được và đưa ra các chiến lược marketing tiếp theo cho phòng khám.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các chiến lược marketing nào họ đang triển khai cho phòng khám

Sau đợt dịch Covid-19, hành vi, tâm lý của nhiều người cũng dần thay đổi và quan tâm nhiều hơn về sức khỏe nên nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng cao và kéo theo sự phát triển hàng loạt các phòng khám mới. 

Đặc điểm của các phòng khám mới là hay tập trung một khu vực và hướng đến khách hàng giống nhau. Do vậy, cạnh tranh là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Nếu các bác sĩ hoặc phòng khám không tạo ra được ưu điểm so với các đối thủ còn lại thì thất bại là điều hiển nhiên.

Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cùng dịch vụ và phân tích thật kỹ, từ đó đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp nhất cho phòng khám về mặt chi phí khám, triển khai dịch vụ nào phù hợp và điểm khác biệt của phòng khám mình. 

3. Xây dựng thương hiệu cho phòng khám hoặc brandname cá nhân bác sĩ

Thương hiệu là yếu tố cốt lõi của phòng khám và cũng đại diện cho mức độ nổi tiếng của chủ phòng khám. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng kết hợp nhiều hình thức marketing cho phòng khám như:

Kênh truyền thống: tổ chức các event, voucher, chương trình khám từ thiện, ấn phẩm về marketing như brochure, flyer, … đặt tại phòng khám. 

Kênh online (giải pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả): Xây dựng hệ thống các kênh marketing online cho phòng khám như: Website, Fanpage, kênh Youtube, Instagram, Tiktok, …

Mặc dù những kênh online đa số miễn phí nhưng để quản trị, xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua những kênh truyền thông này lại vô cùng quan trọng, cần người có kinh nghiệm và am hiểu dịch vụ trong lĩnh vực y tế.

4. Triển khai thực hiện chiến lược marketing phòng khám

Để triển khai hiệu quả các kế hoạch hay một chiến lược marketing bạn cần ghi nhớ “5W1H”.

Tùy theo các chiến lược của mỗi phòng khám tuy nhiên về nguyên tắc đều áp dụng cơ bản theo phương pháp:

WHO: ai tham gia quá trình triển khai và sẽ làm những công việc gì?

WHY: Mục tiêu mỗi công việc thế nào? Có thể áp dụng mục tiêu theo tiêu chí SMART.

WHAT: Nội dung công việc ai sẽ phụ trách? Từ tổng thể đến chi tiết từng hạng mục, càng chi tiết càng tốt.

WHEN: Thời gian hoàn thành công việc? Bạn có thể áp dụng mô hình timeline để quản lý hoặc các phần mềm về quản lý, phân chia công việc.

WHERE: Vị trí cá nhân phụ trách ứng với công việc cụ thể.

HOW: Làm thế nào cho đúng và làm thế nào cho hay. Đây là bước tìm ý tưởng (creative) rất quan trọng và sẽ quyết định sự thành bại (thời gian, chi phí) cho phòng khám.

5. Xây dựng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp để truyền thông hiệu quả

  • Chất lượng về phòng khám:

Khi đã thu hút được khách hàng tiềm năng đến phòng khám, thì cũng là cơ hội để thực hiện những cam kết. Việc đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng khi giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí khám phù hợp với thu nhập, bỏ bớt những quy trình, giấy tờ rườm rà, đội ngũ bác sĩ điều trị tận tâm thì sẽ đem lại sự hài lòng tốt nhất từ đó tăng nhận dạng thương hiệu và tạo được nguồn bệnh về lâu dài.

  • Tối ưu trong việc chăm sóc khách hàng:

Một kế hoạch Marketing cho phòng khám hiệu quả, các chủ phòng khám đừng quên tối ưu quy trình trong việc chăm sóc khách hàng.

Áp dụng các chương trình ưu đãi, gói khám điều trị, tặng voucher hay triển khai membership tích điểm cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tại phòng khám. Đây là một cách chăm sóc khách hàng hiệu quả để chăm sóc, tạo ấn tượng tốt về phòng khám để từ đó viral thương hiệu phòng khám và cá nhân bác sĩ.

6. Đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing phòng khám theo từng giai đoạn

Sau khi triển khai các chiến dịch marketing cho phòng khám thì cần đánh giá lại doanh thu có tăng trưởng hay không? Lượng bệnh đến khám đã ổn chưa? Chi phí quảng cáo chiếm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu? Từ đó có góc nhìn bao quát hơn về tình hình hoạt động của phòng khám.

Việc đánh giá tổng quan sẽ dựa vào tình hình kinh doanh thực tế của phòng khám thông qua: lượng khách đến khám trong tuần, tháng, quý… doanh thu ngày, tuần, tháng, quý…nguồn đến khám từ đâu? Chiến dịch nào hiệu quả? Các báo cáo cần chi tiết. 

Nếu quản lý với quá nhiều số liệu, giấy tờ sẽ rất dễ nhầm và sai sót. Với công nghệ và xu hướng hiện nay thì các chủ phòng khám nên sử dụng phần mềm quản lý phòng khám (triển khai trên Cloud) để quản lý hiệu quả nhất. Với phần mềm sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, điều phối nhân sự,, tổng hợp dữ liệu, nhanh chóng, chính xác và ở bất kỳ nơi nào đều có thể điều hành, đưa ra những kế hoạch Marketing hiệu quả nhất.

7. Đừng hiểu nhầm giữa marketing và công cụ

Sau rất nhiều cuộc gặp với các bác sĩ, chủ phòng khám, giám đốc marketing vừa làm chuyên môn và có biết về marketing nhưng hầu hết đều đang hiểu sai về chiến lược marketing y tế là phải chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, quay video Tiktok, …. Nhưng sự thật thì: TẤT CẢ CHỈ LÀ CÔNG CỤ.


Cũng như làm Marketing Online hay Offline thì cũng chỉ là phương pháp để phòng khám truyền tải thông điệp tới khách hàng. Chọn công cụ nào, phương pháp nào đều cần đáp ứng nhu cầu thực tế ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG mà phòng khám đang muốn hướng tới.

Khách hàng của phòng khám đang ở đâu, cần điều trị gì, mong muốn điều gì. Làm marketing thì làm bất cứ điều gì để khách hàng chia sẻ những điều tích cực về bạn và đến phòng khám của bạn để trải nghiệm dịch vụ.

Với những kiến thức chia sẻ trên, hy vọng Marketing y tế sẽ giúp các bác sĩ, chủ phòng khám có được những kế hoạch, chiến lược Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất cho phòng khám của mình. 

Xem thêm các dịch vụ marketing y tế triển khai cho các phòng khám TẠI ĐÂY hoặc theo dõi tại FANPAGE để cập nhật thêm các thông tin mới nhất nhé.

Đánh giá

4.5 / 5. Số lần: 8

Marketing y tế 050

Marketing Y tế

Hotline: 085 533 4577
Email: info@marketingyte.vn

Bài viết mới

Tư vấn, cung cấp các giải pháp về marketing y tế, marketing phòng khám, digital y tế cho bệnh viện, phòng khám, bác sĩ đang hoạt động trong y tế tư nhân

Bản đồ hướng dẫn

© 2019 - Marketing Y tế. All Rights Reserved.

Contact Me on Zalo