Tổng quan thị trường Marketing y tế tại Việt Nam

Hiện nay vấn đề lớn ở Việt Nam cũng như toàn xã hội đang nổi trội như: tốc độ tăng trưởng dân số quá nhanh, đô thị hóa chóng mặt vượt tầm kiểm soát, mật độ dân số thì đang tập trung quá đông ở đô thị, môi trường ô nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, quản lý y tế chưa theo kịp được thực tế, các bệnh viện công cũng như đội ngũ nhân viên y tế thiếu dẫn đến chất lượng điều trị không được như mong đợi.

Do đó tại các thành phố lớn và các bệnh viện công lập đang quá tải lượt khám mỗi ngày. Về thuốc chữa bệnh ngoài các nguồn hàng nhập khẩu, Việt Nam đã có hơn 190 nhà máy GMP sản xuất thuốc nên nhìn chung ngành dược phẩm cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt là ở những sản phẩm dạng thuốc phổ thông.

Đặc biệt Marketing ngành dược phẩm đã bắt đầu được các công ty trong nước quan tâm hơn. Bên cạnh đó, dịch vụ khám và chữa bệnh hiện nay vẫn đang quá tải nên các nhà lãnh đạo bệnh viện chủ quan khi cho rằng cơ sở đông người bệnh nên vấn đề về marketing chưa được chú trọng, đặc biệt là các bệnh viện công lập. 

Số lượng các bệnh viện tư hầu hết tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các phòng khám, bệnh viện tư đa khoa tỉnh do phải tự trang trải chi phí, ít bệnh đến từ nguồn bảo hiểm y tế và giá dịch vụ thường lại cao hơn nên vấn đề thu hút người bệnh đến điều trị sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy với những bệnh viện, phòng khám tư lớn có uy tín, thương hiệu thì sẽ chú trọng vào marketing nên lượng bệnh đến khám đôi khi còn đông hơn rất nhiều so với các bệnh viện công lớn.

Chính vì những yếu tố trên, dù cả 2 đều trong lĩnh vực y tế nhưng rõ ràng marketing dược và marketing bệnh viện cũng như phòng khám đều có nhiều điểm khác biệt nhau.

>>> Xem thêm dịch vụ tư vấn chiến lược marketing y tếDịch vụ marketing y tế

1. Marketing dược

Qua rồi những năm các công ty sản xuất thuốc không đủ bán, ra sản phẩm nào là bán chạy sản phẩm đó và nghĩ rằng thị trường đang cần mình.

Ngày nay, một sản phẩm đang bán tốt nhưng doanh số tự dưng bị tụt giảm nhanh chóng, lý do tại sao? Tung ra những sản phẩm mới cùng với cách làm thị trường cũ mà không bán được, khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của công ty? 

Tất cả đều vì mật độ cạnh tranh hiện nay là quá cao. Dường như tất cả các sản phẩm điều trị các bệnh lý trên thị trường đều đã có. Cùng một dòng sản phẩm, hoạt chất nhưng có tới hàng chục thậm chí hàng trăm biệt dược cạnh tranh nên các hãng dược chỉ cần lơ là thì có thể nhìn thấy thị phần của mình bị tụt giảm rõ rệt. Khi một biệt dược mới gia nhập thị trường thì vấn đề càng trở nên khó khăn hơn và thậm chí cần đến các chính sách bán hàng, chiến lược marketing mới thậm chí là nền tảng Online thì giải quyết được những vấn đề đó.

Sản phẩm công ty có cùng hoạt chất, hàm lượng nhưng lại không bán được, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác lại sản xuất không đủ bán? Tất cả chỉ có thể giải thích là đối thủ đã làm chính sách và marketing tốt hơn.

Thị trường dược phân ra 2 mảng: OTC và ETC lại có tính chất rất khác nhau. Chính vì vậy khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm OTC và ETC rõ ràng đã có sự khác biệt lớn.

Sau đợt đại dịch Covid-19 vừa qua, các công ty Dược cũng đã bắt đầu quan tâm đến marketing dược, digital trong ngành dược nhưng vấn đề cơ bản nhất vẫn là: làm như thế nào? Hầu như những công ty Dược làm theo đối thủ, không đo lường được trước kết quả các chương trình marketing mà mình đang làm. Hoặc làm theo các tập đoàn đa quốc gia, các công ty Dược nước ngoài đã có lịch sử phát triển hàng chục, hàng trăm năm trong khi các công ty tại Việt Nam chỉ phổ biến tầm 15 năm. 

marketing dược
Marketing y tế cung cấp các dịch vụ marketing trong ngành Dược

Do đó làm theo các công ty đa quốc gia luôn là đúng hay không? Đây là quan điểm rất thụ động vì 2 điều: 

– Thứ nhất: chiến lược bắt chước máy móc đôi khi không phù hợp với tiềm lực công ty cũng như sản phẩm của mình. 

– Thứ hai: các công ty trong nước có ưu thế hơn khi quá am hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt, từ đó có những sáng tạo marketing đôi khi còn phù hợp hơn cả các công ty đa quốc gia. 

Vì vậy, một chiến lược marketing không phải luôn đúng cho mọi vùng địa lý!

2. Marketing y tế, phòng khám và bệnh viện

Hiện nay ở các bệnh viện công gần như chưa được chú trọng vào marketing hoặc nếu có thì cũng rất sơ sài, chưa có chiến lược marketing cụ thể, định hướng lâu dài, mặc dù sau này đã có tự chủ tài chính tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào nguồn bệnh bảo hiểm y tế. 

Đa số các bệnh viện công lớn tại HCM đều đã bắt đầu triển khai cho nhân viên tư vấn bệnh nhân và người nhà, đây là yếu tố làm tăng chất lượng dịch vụ của bệnh viện hoặc phòng khám nhằm thu hút bệnh nhân đã cho thấy tư duy khá mới mẻ trong khâu quản lý. 

marketing trong ngành y tế
Các bệnh viện công và tư đã và đang chú trọng, đầu tư vào marketing y tế

Ở nhiều bệnh viện đa khoa tư nhân và phòng khám bác sĩ cũng đã bắt đầu có quan tâm tới marketing nhưng nhiều khi quan niệm về marketing chưa đúng hoặc chỉ ở mức độ đơn giản. Một số nhà quản lý về y tế thì lại xem marketing đồng nghĩa với quảng cáo, là công việc của một vài người trẻ tuổi trong tổ chức của mình, không chú trọng lắm và ai làm cũng được.

Trong vài năm trở lại đây, một số bệnh viện tư lớn trong ngành đã triển khai phòng marketing riêng và hoạt động khá bài bản, đây là tín hiệu tốt giúp cho ngành y tế tăng chất lượng dịch vụ. Những tổ chức nào thực sự quan tâm tới marketing sẽ dần lớn mạnh thêm và không quan tâm đến marketing sẽ tự thụt lùi so với phần còn lại nhất là sau đợt đại dịch Covid-19, hành vi của người bệnh cũng đã thay đổi hoàn toàn. 

Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ và online, một số công ty, tổ chức cũng đã bắt đầu quan tâm đến Digital Marketing y tế như: sử dụng social media (Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube, …), chia sẻ các hình ảnh và video, phát triển website cũng như các dịch vụ khám bệnh trực tuyến…. Đây là dấu hiệu mang lại sự tích cực và đa dạng dịch vụ cho ngành y tế nước nhà.

Chỉ hiểu đơn giản, Marketing y tế thực ra là sự kết hợp giữa những kiến thức marketing cơ bản cùng sự am hiểu về dịch vụ trong lĩnh vực y tế, từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu thêm sự kết hợp này không phải ai cũng có thể làm được và nó yêu cầu tính khoa học, kinh nghiệm, hiểu biết về ngành cũng như khả năng sáng tạo.

Đánh giá

5 / 5. Số lần: 6

Marketing y tế 050

Marketing Y tế

Hotline: 085 533 4577
Email: info@marketingyte.vn

Bài viết mới

Tư vấn, cung cấp các giải pháp về marketing y tế, marketing phòng khám, digital y tế cho bệnh viện, phòng khám, bác sĩ đang hoạt động trong y tế tư nhân

Bản đồ hướng dẫn

© 2019 - Marketing Y tế. All Rights Reserved.

Contact Me on Zalo